Mục lục
A. CV là gì?
B. Cách để có một mẫu CV hoàn chỉnh
1. Ảnh đại diện
Hãy mặc trang phục thật chuyên nghiệp, chọn một background chuyên nghiệp, ánh sáng đủ tôn lên hình ảnh của bạn, và chụp. Bạn sẽ ghi dấu ấn tốt đẹp trong mắt các anh chị nhân sự đấy.
2. Thông tin cá nhân
• Họ tên
• Giới tính
• Ngày tháng năm sinh
• Số điện thoại
• Địa chỉ sinh sống
• Ngày tháng năm sinh
• Link dẫn đến các trang mạng xã hội cá nhân
Một lưu ý ở đây về trang mạng xã hội cá nhân, là các bạn chỉ nên để vào CV các đường link dẫn đến các trang mạng có tính chuyên nghiệp cao, hạn chế tính cá nhân. Ví dụ chỉ nên để vào CV Link, không nên để vào link Facebook.
Về email, hãy chú ý đến tên email của mình. Tên email cần thể hiện được tính chất người đi làm. Một số gợi ý về cách đặt tên email
• Họ tên – ngày tháng năm sinh @gmail.com
• Họ tên – vị trí bạn apply @gmail.com
• Họ tên @gmail.com
3. Mục tiêu nghề nghiệp
Gợi ý ở phần mục tiêu, các bạn nên chia mục tiêu mình thành 3 mốc thời gian: ngắn – trung dài hạn. Mỗi mốc thời gian sẽ do bạn tự đặt khung thời gian vào. Ví dụ:
• Ngắn hạn = 3 tháng
• Trung hạn = 6 tháng
• Dài hạn = 9 tháng
Các bạn có thể thay đổi số lượng tháng tùy ý muốn mình. Cũng đừng để số lượng tháng ở mốc dài hạn quá ngắn. Vì không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một bạn nhân viên hoặc intern vào mà chỉ gắn bó max 2-3 tháng, rồi sau đó họ lại tiếp tục tuyển dụng nhân sự.
Ở mỗi cột mốc, bạn miêu tả về những mong muốn bạn đạt được và miêu tả sao cho nhà tuyển dụng thấy họ cũng sẽ nhận được giá trị từ bạn. Hãy dựa trên JD và viết về mục tiêu của bạn.
Ví dụ nhé, Job bạn apply yêu cầu bạn viết content quảng cáo trên Facebook. Vậy mục tiêu của bạn trong 1 tháng đầu là viết được bao nhiêu bài content? Hay mang về bao nhiêu like page cho công ty? Đó là cách để bạn vừa thể hiện sự học hỏi và nhà tuyển dụng cũng nhận được giá trị từ mục tiêu của bạn.

4. Học vấn
5. Kỹ năng
6. Kinh nghiệm

Ở phần này bạn sẽ điền vào các kinh nghiệm bạn đã làm qua theo các nội dung sau:
• Tên công ty
• Thời gian làm việc
• Tên vị trí từng gắn bó
• Miêu tả công việc
• Thành tích/Kết quả bạn tạo ra từ công việc đó
• Kinh nghiệm rút ra được
Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm liên quan đến công việc ứng tuyển, hoặc là “tờ giấy trắng” hoàn toàn chưa ứng tuyển xin việc, thì bạn có thể để vào các kinh nghiệm về ngành nghề khác bạn từng làm/ kinh nghiệm tham gia câu lạc bộ. hiển nhiên, bạn cũng cần chấp nhận việc lúc này bạn chỉ có thể apply các ví trí intern, với mức phụ cấp, hoặc không lương. Cho nên không phải tự nhiên mà chúng ta hãy được khuyến khích đi làm từ thời sinh viên, và làm đúng công việc mình đang học hay muốn theo là lợi thế.
7. Sở thích
Chẳng hạn bạn làm content thì đọc sách là một cách giúp tăng vốn ngôn từ, vốn hiểu của bạn. Nên nếu bạn có sở thích đọc, hãy để vào CV bạn nhé.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên để những sở thích bạn không thật sự có vào CV chỉ để thêm tính phong phú cho CV của bạn. Vì nhà tuyển dụng có thể hỏi sâu hơn sở thích của bạn, và bạn có thể bị khó xử trong buổi phỏng vấn đấy.
8. Người tham chiếu
Đối với nội dung này bạn hãy để vào đó các thông tin sau: Họ tên – chức vụ – số điện thoại – email. À bạn cũng lưu ý là chủ động liên hệ với leader cũ về việc bạn để tham chiếu nhé. Để leader hay sếp cũ của bạn có thể trong thế chủ động khi nhà tuyển dụng liên lạc họ, bạn nhé.
———————–
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Công ty Cổ phần iGen Group – Nhà khách Đại học Quốc gia TP. HCM
Website: https://igen.world/
Hotline: 0931.140.036